Luật đá Penalty như thế nào? Những giây phút căng thẳng nhất của trận đấu đó là phút đá penalty. Vậy bạn đã biết được luật đá Penalty chưa, cùng blog bóng đá tìm hiểu rõ hơn về luật này nhé!
Penalty là gì?
Penalty hay còn gọi là đá phạt đền. Ngoài vòng cấm, nếu phạm lỗi ở điểm nào thì đặt bóng sút phạt ở điểm đấy nhưng với lỗi vi phạm trong vòng cấm thì sẽ đá phạt đền tại điểm đá phạt 11m. Hay còn gọi cách khác là đá 11m.
Với cơ hội đá 11m này có thể tỉ số sẽ thay đổi bởi góc sút bóng cực kỳ thoải mái cùng với đố là việc đối mặt trực tiếp với thủ môn. Khiếp tâm lý thủ môn bị áp lực cũng như tâm lý cầu thủ sút phạt không khác mấy. Đã có những trường hợp cầu thủ áp lực lớn khiến sút bóng hỏng tuy nhiên cũng phần lớn thủ môn và cầu thủ có tinh thần thép. Chính những quả phạt đền đã tạo nên sự hấp dẫn và yếu tố hồi hộp của những trận đấu.
Luật đá penalty như thế nào?
- Cầu thủ thực hiện pha đá phạt đền được chỉ định và được trọng tài xác nhận.
- Trong vòng cấm chỉ được thủ môn, trọng tài và cầu thủ sút phạt đứng còn các cầu thủ khác phải đứng ngoài khu vực cấm địa.
- Bóng phải được đặt ở đúng vị trí chấm phạt 11m.
- Còn thủ môn phải đứng trên vạch vôi ở giữa 2 cột của khung thành và không được rời chân khỏi vạch trước khi bóng rời khỏi chân cầu thủ. Nếu vi phạm, cú sút sẽ được yêu cầu thực hiện lại, bất kể kết quả trước đó thế nào.
- Trọng tài ra hiệu lệnh thì mới thực hiện quả đá phạt
- Bàn thắng chỉ được công nhận sau hiệu lệnh sút và bóng đã đi qua vạch vôi trước khung thành.
- Cầu thủ sút phạt không được chạm bóng 2 lần khi chưa chạm vào cầu thủ khác.
Cách đá penalty hiệu quả nhất
Cách đá penalty thông thường
Điểm đặt bóng cách khung thành 11m và đặt đều giữa 2 cột dọc. Quả bóng sẽ được đặt tại điểm cách khung thành 11m, điểm này cách đều 2 cột dọc.
Đá penalty phối hợp
Theo cách này thì cầu thủ thứ nhất không đá thẳng vào khung thành mà chỉ ẩy nhẹ bóng về phía trước và một cầu thủ khác chạy vào đá tiếp để ghi bàn. Tuy nhiên cầu thủ thứ 2 vẫn phải đứng cách khung thành 9,15m, chủ yếu chiến thuật này là độ ngạc nhiên để thủ môn không đề phòng được.
Lỗi đá phạt đền
- Nếu đội phòng ngự bị lỗi trước khi quả đá được thực hiện, nếu bàn thắng được ghi, bàn thắng được công nhận, nếu không thì đá lại.
- Nếu lỗi do đội đá phạt đền, bàn thắng được ghi thì đá lại nếu không đội tấn công sẽ bị phạt gián tiếp ở điểm phạm lỗi.
- Cả hai cùng có lỗi, đá lại.
- Nếu cầu thủ thực hiện đá phạt đền chạm bóng lần hai khi chưa có cầu thủ nào khác chạm bóng sẽ bị phạt gián tiếp tại địa điểm có lỗi.
- Trọng tài có thể phạt thẻ vàng đối với các cầu thủ vi phạm luật đá phạt đền như cố tình xâm nhập vòng cấm nhiều lần. Tuy vậy, trên thực tế, hầu hết các vi phạm đá phạt đền không bị phạt thẻ.
Trên đây là một số vấn đề cần hiểu về luật đá Penalty trong bóng đá. Mong rằng qua bài viết này cùng kqbongda.info bạn có thể hiểu rõ hơn về bộ môn này.
Mời độc giả đón đọc: